Thủ đô Hà Nội đang ngày càng phát triển kéo theo đó là những khu vui chơi công cộng được xây dựng nhiều hơn. Khi mà thông tin liên lạc được lan tỏa một cách chóng mặt, mọi người cũng có xu hướng cân bằng giữa công việc với giải trí và tập trung đông hơn tại các địa điểm vui chơi này. Đó cũng là lúc chúng ta cần nghĩ ra phương án giúp người dân giải quyết nhu cầu vệ sinh, hạn chế những trường hợp tiểu tiện vô tổ chức, giữ gìn vệ sinh chung tại những địa điểm đông người đó.
Nhà vệ sinh công cộng là một giải pháp tuyệt vời, nhưng xây dựng sao cho hiệu quả lại phụ thuộc vào cách đầu tư của các chủ dự án.
Tại Hà Nội, nhà vệ sinh công cộng không chỉ phục vụ người dân thủ đô mà còn góp phần cải thiện dịch vụ du lịch, chính vì thế mà việc xây dựng hay cải tạo công trình phụ này luôn là một vấn đề nóng mà xã hội quan tâm.
Còn nhớ cuối năm 2013, đầu năm 2014, Ban quản lý chỉnh trang đô thị triển khai dự án xây dựng 14 nhà vệ sinh cao cấp bằng thép với tổng vốn đầu tư lên tới 15 tỷ đồng lấy từ ngân sách nhà nước khiến dư luận vô cùng bức xúc cho rằng như thế là lãng phí. Cuối cùng dự án cũng phải tạm dừng trước sự phản đối gay gắt của xã hội. (Các bạn có thể tìm kiếm từ khóa “14 nhà vệ sinh 15 tỷ” để tìm hiểu thêm).
Nhà vệ sinh bằng thép tại Hà Nội trị giá hơn 1 tỷ đồng
Tháng 8/2015, người dân quanh khu vực số 38 Hàng Giầy, Hoàn Kiếm, cũng như khách du lịch qua đây vô cùng phấn khởi khi nhà vệ sinh hạng sang đầu tiên tại thủ đô được chính thức đưa vào sử dụng.
Theo chị Đào Xuân Diệp, Công ty CP Đầu tư phát triển Thương Mại và Bất động sản Thăng Long SP, đơn vị đầu tư cải tạo nhà vệ sinh, công ty đang xây dựng 2 nhà nữa ở số 5 Hàng Giầy và 50 Gia Ngư. Ước tính tổng đầu tư 3 nhà vệ sinh cao cấp này khoảng 2 tỷ đồng.
Nếu chỉ so sánh chi phí đầu tư trung bình cho một nhà vệ sinh, chúng ta có thể thấy được khu vệ sinh sử dụng vách ngăn vệ sinh cao cấp chỉ mất chưa đến 700 triệu đồng so với gần 1,3 tỷ đồng của một nhà vệ sinh bằng thép ở dự án năm 2014, vậy mà hiệu quả mà nó đạt được lại gấp nhiều lần.
Thay vì những nhà vệ sinh công cộng chỉ có từ 2 đến 4 buồng, chúng ta có hẳn một khu vệ sinh rộng lớn bao gồm phòng cho cả nam và nữ, đặc biệt là phòng dành cho người khuyết tật. Không những đạt hiệu suất cao mà còn cực kì ý nghĩa.
Chưa kể, việc dọn dẹp, vệ sinh hàng ngày tại đây luôn được các nhân viên thực hiện thường xuyên nên không gian lúc nào cũng thoáng mát và sạch sẽ.
Chính vì thế mà dự án được người dân cũng như khách du lịch đánh giá cao và ủng hộ nhân rộng khắp thành phố.
> Đọc thêm : Vách ngăn vệ sinh cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch.
Qua 2 ví dụ thực tế trên, chúng ta có thể thấy sự khác biệt trong cách đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng. Ngân sách nhà nước được đóng góp từ người dân nên được sử dụng đúng cách và hiệu quả sao cho xã hội không phản đối mà ủng hộ. Đó cũng là một trong những hành động giúp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Bình luận mới nhất